Xiaomi 14 Ultra ra mắt với sức mạnh camera vượt trội
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với một thế lực xâm lược đến từ phương Tây có phương thức sản xuất và chế độ xã hội khác biệt, phát triển hơn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân và sự chống cự của quân đội triều đình nhà Nguyễn đang ở giai đoạn suy vong liên tiếp nổ ra ở miền Trung, miền Nam cho đến miền Bắc nhưng đều bị đàn áp, thất bại. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký hòa ước Patenotre, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Nhân dân ta lại chịu cảnh mất nước, lầm than.Không cam chịu mất độc lập, tự do, các cuộc khởi nghĩa của nông dân, khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương, theo hệ tư tưởng phong kiến; các phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học với các hình thức tổ chức, phương pháp khác nhau nổ ra, nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại.Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành (sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin có đường lối vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tập hợp, đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1945, trải qua 15 năm kiên định con đường đã lựa chọn kể từ khi ra đời (1930), xác định đúng và kiên quyết thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vượt qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh, tổn thất, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới trong thời đại Hồ Chí Minh: Kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và đọc tại Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2.9.1945 ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn người tham dự, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 khi đề cập đến các quyền cơ bản của con người. Từ tinh thần Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và có sự tiến bộ vượt bậc về quyền của con người, thể hiện trong câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam như sau: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người khẳng định: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Không chỉ có vậy, Người còn dẫn nội dung liên quan đến quyền con người được Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791 thể hiện: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ, Pháp là có chủ ý để mọi người hiểu rằng: Mỹ là một nước vốn tự hào về nền dân chủ, đứng đầu thế giới tư bản, có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Pháp cũng là nước tự hào có nền văn minh, văn hóa lâu đời, có nhiều thuộc địa đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong đó có Việt Nam; cha ông họ đều đã có những tuyên bố về quyền con người, thế thì tại sao họ lại không thừa nhận quyền con người, quyền có độc lập tự do của các nước khác, lại đem quân đi xâm lược, đàn áp, thống trị các nước? Từ lập luận đanh thép, có lý và lẽ phải đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".Bất chấp lẽ phải và đạo lý, những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp lại đem quân xâm lược nhằm đặt ách thống trị lên người dân Việt Nam một lần nữa. Không cam chịu bị thống trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể dân tộc Việt Nam thể hiện quyết tâm: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc".Mang theo tinh thần và quyết tâm ấy, toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, tổn thất, tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để bảo vệ nền độc lập dân tộc mới giành được. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954) và việc ký kết Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia (21.7.1954) đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.Tuy nhiên, một nửa nước chưa được giải phóng, chưa có hòa bình, nền độc lập của dân tộc chưa toàn vẹn do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Nhân dân hai miền Nam, Bắc lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống lại đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới, để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Cả đất nước đã đứng lên, đoàn kết chiến đấu với tinh thần: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đến ngày thắng lợi, ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trải qua 21 năm kháng chiến gian khổ, chịu nhiều hy sinh to lớn, quân và dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng, non sông thu về một mối.Nền độc lập dân tộc được bảo vệ, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tương lai tươi sáng đã mở ra. Tuy nhiên, đất nước phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh liên tục, sự chống phá của các lực lượng phản động trong nước, sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự sụt giảm lớn nguồn viện trợ nước ngoài, lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía bắc và những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo phát triển đất nước sau chiến tranh đã làm cho Việt Nam dần dần lún sâu vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ.Trong bối cảnh khó khăn trầm trọng đó đòi hỏi phải có một quyết sách mạnh mẽ mang tính lịch sử để đưa đất nước vượt thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Cuối năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Với phương châm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Đó là đổi mới tư duy, đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; dứt khoát đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy nhà nước; tập trung đổi mới về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị…Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước, xã hội, con người Việt Nam đã có sự chuyển mình vô cùng to lớn. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2024 đạt trên 6%/năm. Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỉ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 35 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, đưa Việt Nam từ nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giáo dục, y tế phát triển. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hôm nay. Điều này chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và con đường phát triển đất nước mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và xu thế của thời đại.Kỷ nguyên được hiểu là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên vươn mình thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực, dựa trên các điều kiện chủ quan, khách quan thuận lợi để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu đặt ra. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là kỷ nguyên phát triển giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng cao cho xã hội, đất nước. Mục tiêu trước mắt trong kỷ nguyên mới là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, mọi người dân Việt Nam đồng tâm hiệp lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Điều kiện để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình có thể khái quát như sau: 1- Đó là những thành tựu đạt được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp nước ta tích lũy được thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. 2- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp hàng chục lần so với năm bắt đầu đổi mới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên Hiệp Quốc; có các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực. 3- Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. 4- Sự biến chuyển có tính thời đại của thế giới mang lại thời cơ, thuận lợi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số… đem đến cơ hội cho những quốc gia đang phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu để phát triển. Đây chính là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó chính là những điều kiện cần.Bên cạnh đó là các điều kiện đủ cần phải có để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới.Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, giải quyết điểm nghẽn lớn nhất là thể chế để mở đường cho phát triển. Thứ ba, tinh gọn bộ máy Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Thứ tư, đẩy mạnh phòng, chống lãng phí cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập sâu rộng quốc tế. Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng tốt yêu cầu mới đặt ra. Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn, chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp tục coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; coi trọng ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển.Trên hành trình đó, kỷ nguyên độc lập tự do là cơ sở đảm bảo, là gạch nối đi tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.'Ông lớn' Sabeco vẫn duy trì cổ tức 35% dù lợi nhuận giảm
Thời gian vừa qua, thông tin hàng trăm sinh viên sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn nhận được số tiền lớn từ nhà trường sau thời gian dài chờ đợi theo Nghị định 116/2020 nhận được nhiều sự chú ý. Sinh viên sư phạm hiện được đào tạo theo 3 diện, gồm diện đào tạo theo nhu cầu xã hội; diện đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; diện tự do, không đăng ký hưởng chính sách. Trong đó, sinh viên thuộc hai diện đầu tiên được hưởng chính sách miễn học phí và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng, mỗi năm học không quá 10 tháng.Nhiều sinh viên bày tỏ sự vui mừng vì nhận được số tiền lớn vào những ngày cận tết. Số tiền này sẽ được các bạn sử dụng vào những kế hoạch cá nhân cũng như phần thưởng cho quá trình học tập chăm chỉ của các bạn trên giảng đường đại học. Theo quy định của Nghị định 116/2020, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách sẽ phải bồi hoàn kinh phí nếu không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm tốt nghiệp; không công tác đủ thời gian tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng. Sinh viên chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học cũng phải hoàn trả kinh phí.
Con gái nuôi 11 tuổi của Bằng Kiều giành quán quân 'Hãy nghe tôi hát nhí'
Như Thanh Niên thông tin, hôm 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1, TP.HCM ra lệnh tạm giữ Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) và Bùi Thị Ngọc Anh (54 tuổi) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Họ được xác định là người xuất hiện trong clip hành hung tài xế công nghệ trên đường Lê Duẩn, khiến dư luận không khỏi bức xúc. Chia sẻ với chúng tôi, nghệ sĩ Quốc Thảo “sốc” khi theo dõi vụ việc. Ông thấy bức xúc trước tình trạng nhiều người dùng từ ngữ nặng nề, đổ thừa nhau và thậm chí là ẩu đả khi va chạm giao thông. “Đây là điều phản cảm. Tại sao lại phải dùng lời lẽ thô tục và dùng bạo lực để giải quyết? Tại sao mình không xử lý văn minh hơn, chọn ngồi lại với nhau để nói chuyện. Kể cả khi mình không mua bảo hiểm thì cũng có thể thương lượng được, vì tính mạng con người vẫn là trên hết. Nhiều người hành động cho thấy rất côn đồ. Đó là vấn nạn cần lên án để người dân thay đổi về mặt nhận thức, cách hành xử”, ông nêu quan điểm.Từ câu chuyện cặp vợ chồng hành hung tài xế công nghệ, Quốc Thảo đặt vấn đề về việc giáo dục "cần giáo dục từ học sinh, trong môi trường nhà trường". Diễn viên Minh Luân cho biết hiện nay tình trạng va quệt xe rồi dẫn đến xô xát ngay trên đường xảy ra khá phổ biến. Nam diễn viên cho biết qua báo chí, anh biết đã có rất nhiều trường hợp xảy ra va chạm rồi hành hung người khác, sau đó bị cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn liên tục tăng lên. "Hy vọng qua trường hợp của cặp vợ chồng kia, mọi người có ý thức chấp hành nghiêm luật giao thông, học tính kiềm chế và có cách hành xử văn minh hơn. Mỗi người nhường nhau một chút, đừng để một phút nóng giận rồi hành xử nông nổi mà ảnh hưởng đến người khác và hại luôn chính bản thân mình. Với những trường hợp này, hy vọng cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm để răn đe. Tôi nghĩ đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho mọi người về ý thức khi tham gia giao thông, về cách hành xử của bản thân làm sao để không rơi vào trường hợp như vậy", diễn viên Hai Muối cho hay. Theo MC Vũ Mạnh Cường, vụ việc cặp vợ chồng hành hung tài xế công nghệ cần được chấn chỉnh nghiêm. MC của các cuộc thi hoa hậu chia sẻ bản thân luôn đề cao việc xử lý có tình, có văn hóa ở những nơi công cộng nên cảm thấy bức xúc khi một số người dân chọn ẩu đả, chứng tỏ sức mạnh “cơ bắp” thay vì bình tĩnh giải quyết. “Tôi mong pháp luật cần xử lý nghiêm để những tình huống như vậy không xảy ra nữa. Trong thời điểm này, những hình ảnh bạo lực tràn ngập trên mạng xã hội vô tình làm cho mọi người tiếp nhận một cách sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật. Điều đó gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội”, Vũ Mạnh Cường thẳng thắn nêu quan điểm về vụ hành hung. Hôm 2.1, Công an thành phố Bến Cát (Bình Dương) cũng đã phối hợp với Công an tỉnh An Giang bắt giữ nghi phạm Lê Văn Hiền để điều tra làm rõ hành vi đánh người dập não sau va chạm giao thông. Việc nhiều trường hợp bạo lực xảy ra sau va chạm giao thông khiến không ít người bất bình. Không riêng gì nghệ sĩ, cư dân mạng bức xúc trước cách cư xử thô lỗ, bạo lực và cho rằng những người này cần phải trả giá đắt cho hành vi của mình. Một tài khoản bình luận: “Đáng đời những kẻ xem thường pháp luật. Cần lên án mạnh mẽ những hành vi này để văn hóa nơi công cộng ngày càng nâng cao hơn”. Người xem khác chia sẻ: “Muốn cho xã hội được an toàn, đối xử với nhau văn minh lịch sự thì phải xử lý thích đáng theo pháp luật”.
Ngày 25.2, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Nhat (33 tuổi) và A Kan (26 tuổi, cùng ở thôn Plei Rơ Hai I, P.Lê Lợi, TP.Kon Tum) về tội giết người. Trong đó A Nhat là bị cáo đâm chết em ruột.Theo cáo trạng, tối 23. 3.2024, A Nhai (29 tuổi, em trai A Nhat) đi nhậu về, xảy ra cãi vã với ông A Nhên (61 tuổi, cha ruột A Nhai). Không muốn cãi nhau với con trai, ông A Nhên bỏ đi.A Nhai liền lấy một con dao đến chửi bới, đòi tiền mẹ ruột là bà Y Ranh (58 tuổi). Thấy vậy, A Kan (bạn của A Nhat) đang chơi tại đây gọi A Nhat dậy và nói "A Nhai đang đập phá nhà kìa, dậy đập nó đi".Thấy em trai đang cầm rựa đập phá cửa sổ nhà của bố mẹ, A Nhat nhờ A Kan lấy dao cho mình. Ngay sau đó, A Kan vào nhà bếp lấy 1 con dao đưa cho A Nhat. A Nhat cầm dao đến nói chuyện với A Nhai rồi xảy ra xô xát, ẩu đả.Hậu quả, A Nhai bị A Nhat dùng dao đâm trúng vào hông bên trái, thấu bụng thủng thận bên trái dẫn đến mất máu cấp gây tử vong sau đó. HĐXX nhận định hành vi của A Nhat đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, gây mất trật tự an toàn xã hội. Còn A Kan đã không can ngăn mà còn lấy dao đưa cho A Nhat nên đóng vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A Nhat. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt A Nhat 15 năm tù, A Kan 13 năm tù về tội giết người.
Giải mã 'lời nguyền Pharaoh' làm chết hơn 20 người mở lăng mộ vua Tutankhamun năm 1922
Thông qua khảo sát được Báo Thanh Niên tổ chức, một số lượng lớn độc giả đã thể hiện sự tin tưởng vào khả năng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu quan trọng vào tối nay. Đặc biệt, phần lớn những người tham gia dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ giành chiến thắng trước Thái Lan với tỷ lệ lên đến 60%, trong khi chỉ có 9% nghiêng về đội chủ nhà và 31% cho rằng đôi bên sẽ hòa.Dự đoán này phản ánh sự lạc quan của người hâm mộ Việt Nam về phong độ ổn định của thầy trò HLV Kim Sang-sik trong suốt giải đấu, đặc biệt là màn trình diễn ấn tượng trong trận chung kết lượt đi tại sân Việt Trì vào ngày 2.1 - đội tuyển Việt Nam đã thể hiện sự vượt trội về chiến thuật cũng như tinh thần thi đấu và thắng với tỷ số 2-1.Một trong những yếu tố quan trọng khiến người hâm mộ tin vào chiến thắng của Việt Nam chính là sức mạnh của đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã cho thấy sự ổn định về mặt chiến thuật, đặc biệt trong các trận đấu lớn, với sự linh hoạt trong cách triển khai tấn công cũng như phòng ngự.Bên cạnh đó, các cầu thủ Việt Nam đang sở hữu phong độ tốt và tinh thần thi đấu quyết tâm. Cộng thêm sự tự tin từ chiến thắng ở lượt đi, đội tuyển Việt Nam đang có tất cả những yếu tố cần thiết để tạo nên một kết quả khả quan tại Rajamangala.Dù vậy, đội tuyển Thái Lan vẫn là một đối thủ rất mạnh. Với bề dày thành tích và đội hình chất lượng, đội bóng xứ Chùa Vàng chắc chắn sẽ không dễ dàng chịu thất bại ngay trên sân nhà. Họ sẽ có sự cổ vũ nồng nhiệt từ các CĐV, và đây là một yếu tố giúp họ duy trì sức mạnh tinh thần trong các trận đấu lớn.Tuy nhiên, nhiều người nhận định rằng Thái Lan có thể gặp khó khăn khi đối đầu với một Việt Nam đã thể hiện sự kỷ luật và chiến thuật sắc bén. Hơn nữa, Thái Lan cũng phải đối mặt với áp lực lớn khi không được phép để thua tại Rajamangala nếu muốn giữ lại chiếc cúp AFF Cup.Mặc dù Thái Lan sở hữu lợi thế sân nhà, nhưng với phong độ hiện tại của đội tuyển Việt Nam, cùng với sự tự tin và tinh thần thi đấu cao, một chiến thắng cho đội khách không phải là điều quá bất ngờ. Trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ là một trận đấu kịch tính và đầy thử thách, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin hướng đến một chiến thắng ngay tại Bangkok để lần thứ 3 trong lịch sử đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn